5 Bước lắp đặt máy làm kem
Sau khi đã chọn mua được máy làm kem tươi phù hợp cho công việc kinh doanh của đơn vị mình, bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng công đoạn lắp đặt máy. Máy làm kem tươi là thiết bị công nghệ cao, bởi vậy chỉ cần một sai sót trong lắp ráp cũng có thể gây ảnh hưởng đến việc sản xuất kem, chất lượng và sản lượng, thậm chí là máy không hoạt động, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế của đơn vị kinh doanh. Đó là lý do vì sao bài viết này hướng dẫn các bạn thực hiện đúng nhất các bước chuẩn bị và lắp đặt hoàn thiện máy làm kem kinh doanh.
1. Mở bao bì
Việc đầu tiên và cũng là quan trọng nhất khi nhận hàng chính là khâu mở bao bì. Tại thời điểm nhận hàng, bạn nên xác định chính xác tình trạng của bao bì hàng hóa xem có dấu hiệu va đập mạnh hay móp méo, bị ẩm vỏ hộp hay không. Bởi trong khâu vận chuyển, việc ghép đơn hàng lên xe vô tình sẽ gây xô đẩy va chạm giữa các hàng hóa (Mặc dù nhà sản xuất có lưu ý: trong quá trình vận chuyển không để nghiêng thiết bị quá 45 độ). Đây chính là nguyên nhân chính cho việc đổ vỡ hay móp hỏng sản phẩm. Bạn có quyền không nhận hàng nếu phát sinh các sự cố trên. Sau thời điểm này, mọi khiếu nại không còn có hiệu lực. Máy làm kem được xác định là hàng công nghiệp cồng kềnh nên nhà bán hàng luôn chuẩn bị đóng gói rất cẩn thận, có kèm thêm cả các ván gỗ ngoài thùng. Vì vậy, ở khâu mở bao bì, bạn cần tiến hành cắt dây buộc và tháo bỏ các ván gỗ bên ngoài thùng carton trước. Tiếp theo đó bạn mở thùng và lấy các miếng xốp cùng túi bọc máy ở bên trong. Việc tháo bỏ các tấm panel trên/dưới và phía sau thiết bị cũng nên làm luôn. Lưu ý: để lắp ráp hoặc tháo rời các tấm panel, bạn có thể chèn một cờ lê đầu cắm vào nút rãnh bên trong bảng điều khiển, dùng lực để nới lỏng hay thắt chặt.
Hình 1: Mở bao bì máy làm kem
2. Kiểm tra máy và linh kiện
Bước tiếp theo chính là kiểm tra tình trạng máy bên trong cũng như đếm kiểm số linh kiện bên trong có đủ hay không. Để biết chính xác số liệu về các linh kiện kèm theo máy, bạn có thể xem trong sách hướng dẫn sử dụng máy làm kem hoặc hợp đồng, phiếu bán máy. Tháo vỏ xi lanh bạn có thể kiểm tra tất cả linh phụ kiện gồm cả danh sách đóng gói bên trong.
Xem thêm: Tìm hiểu và so sánh hai cơ chế hoạt động của máy làm kem
Ngay khi dỡ bỏ các tấm panel, bạn có thể kiểm tra động cơ bên trong, dây truyền động, máy nén khí và các bộ phận khác để xem chúng có bị mới lỏng do vận chuyển không. Nếu phát hiện bất thường, hãy liên hệ với đại lý bán hàng ngay.
3. Lắp ráp theo sách hướng dẫn
Sẽ đơn giản hơn rất nhiều nếu đơn vị bán hàng đảm nhiệm được công đoạn vận chuyển và có kỹ thuật viên kèm theo giúp lắp đặt và hướng dẫn sử dụng máy. Tuy nhiên, không phải đơn vị bán hàng nào cũng có tính năng này. Khi đó, bạn hãy thao tác dựa theo sách hướng dẫn.
Bên trong mỗi kiện hàng máy làm kem tươi đều có kèm quyển hướng dẫn sử dụng. Sách này có thể sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh, Tiếng Việt hoặc các ngôn ngữ khác, tùy thuộc đơn vị sản xuất.
Hình 2: Các bước lắp ráp máy làm kem
Tùy thuộc model máy và hãng sản xuất mà các bước lắp ráp máy làm kem là khác nhau. Tuy nhiên, các bước lắp ráp chủ yếu vẫn là:
– Gắn trục máy khuấy và các van vào tại ốp mặt trước máy làm kem. Sử dụng các đinh ốc đi kèm theo máy để gắn ốp mặt trước. Các model máy làm kem khác nhau có số trục khuấy và mặt ốp khác nhau. Thông thường, các máy chỉ có hai trục khuấy và một ốp,một số model có đến bốn trục khuấy và hai mặt ốp. Ví dụ: máy làm kem HAK 635
– Gắn phần thu nhận nước vào hộc máy. Tùy thuộc model máy làm kem mà có thể có một hoặc hai khay chứa. Ví dụ: các model công suất nhỏ thường chỉ có một khay thu nhận nước, còn với máy công suất lớn như máy làm kem HAK 635 thì có đến hai khay đựng.
4. Điều kiện về vị trí lắp đặt
Chắc hẳn ngay từ khi có ý định mua máy kinh doanh kem tươi cũng như tìm hiểu và chọn mua máy, bạn cũng đã sắp xếp một vị trí phù hợp để lắp đặt máy. Tuy nhiên, bạn có chắc chắn rằng vị trí đó đã lý tưởng? Dưới đây là một số yếu tố lý tưởng cần có ở vị trí lắp đặt máy làm kem:
– Đặt máy nơi thông thoáng, và vì là thiết bị sản xuất thực phẩm nên nơi lắp đặt cần sạch sẽ, tránh nhiễm khuẩn.
– Lắp đặt máy mặt sau cách tối thiểu 30 inch và 12 inch ở hai mặt bên để cho dòng khí lạnh và khí nóng tản ra được, đảm bảo việc tái ngưng tụ.
– Nhiệt độ xung quanh thấp nhất: 10 độ C, cao nhất 40 độ C.
5. Những điều cần lưu ý
Lưu ý thêm một lần nữa với người mua máy làm kem rằng luôn phải kiểm tra tình trạng vỏ kiện hàng trước khi ký xác nhận lấy máy. Và sau thời điểm này, nhà vận chuyển sẽ không chịu trách nhiệm nếu có vấn đề hư hỏng xảy ra với kiện hàng của bạn. Đồng thời, nếu phát sinh móp méo kiện hàng, bạn hãy liên hệ ngay với nhà bán hàng thông qua Hotline hoặc bộ phận chăm sóc khách hàng để thông báo tìm hướng giải quyết.
Hãy đảm bảo điện áp sử dụng phù hợp với thông số của máy. Bạn có thể kiểm tra nhãn ở mặt sau của thiết bị để đảm bảo điện áp phù hợp với nguồn điện địa phương cung cấp. Các máy làm kem thường sử dụng điện áp 220V, một số sử dụng dòng điện ba pha 380V.
Sau khi lắp đặt hoàn thiện máy, bạn nên chú ý chưa thử vận hành máy ngay. Do rung lắc không thể tránh khỏi trong quá trình vận chuyển, bạn chỉ nên khởi động làm lạnh sau bốn tiếng.
Đồng thời, để đảm bảo an toàn khi sử dụng máy làm kem tươi, bạn hãy nối đất ở dưới mặt sau của máy. Nhằm giúp khách hàng không quên công đoạn này, nhiều hãng sản xuất có để sẵn một đoạn dây dẫn giúp bạn thực hiện nối đất ngay khi lắp đặt.
Trên đây là tuần tự 5 bước lắp đặt máy làm kem, bao gồm cả những lưu ý quan trọng kèm theo, hy vọng bài viết này hữu ích với các bạn.