Những sai lầm thường gặp khi làm kem tươi bằng máy làm kem

Hiện nhu cầu kem tươi trên thị trường rất lớn. Khách hàng có thể trang bị máy làm kem cho gia đình hay dùng vào mục đích kinh doanh, nhưng để làm ra những cây kem tươi thơn ngon, giòn xốp thì không phải ai cũng rành. Thậm chí bạn không nhờ mắc những sai lầm thường gặp khi làm kem tươi bằng máy làm kem. Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Nhu cầu kem tươi, sự phổ biến của máy làm kem trên thị trường

Kem tươi là món ăn yêu thích của nhiều người, nhất là các bạn trẻ. Còn gì tuyệt vời hơn khi thưởng thức 1 ly kem tươi vào những ngày hè oi bức. Cảm giác tê mát cùng với hương vị quyến rũ từ các loại trái cây sẽ giúp bạn xua tan đi cảm giác mệt mỏi sau những giờ học tập, làm việc căng thẳng. Khách hàng sử dụng kem cũng phong phú, từ trẻ em đến người lớn, từ học sinh sinh viên cho đến công nhân hay nhân viên văn phòng, từ thành thị về khắp nông thôn.


Đáp ứng nhu cầu kem tươi ngày càng tăng, thị trường máy làm kem cũng phát triển nhanh chóng. Kinh doanh kem tươi đang là một hình thức kinh doanh “siêu lợi nhuận” của ngành dịch vụ giải khát. Nhà sản xuất từ nhiều nơi trên thế giới đã cho ra đời nhiều model máy làm kem có công suất khác nhau, phục vụ cho mục đích gia đình và kinh doanh. Với máy làm kem gia đình, khách hàng muốn thỏa mãn nhu cầu ẩm thực, nhưng phải đảm bảo chất lượng. Với khách hàng kinh doanh, họ muốn máy có chi phí thấp nhất khi vận hành, nhưng vẫn cho ra được sản phẩm kem chất lượng tốt, an toàn với người tiêu dùng. Do đó, thị trường máy làm kem ở Việt Nam hiện vẫn còn rất nhiều tiềm năng để khai thác.

Những sai lầm thường gặp khi làm kem tươi bằng máy kem

Không kiểm tra nguồn điện

Quá trình vận hành máy, không phải lúc nào nguồn điện và các thiết bị điện đầu vào cũng hoạt định ổn định. Có thể do thời tiết mưa nhiều nên đổ ẩm cao hoặc chuột cắn dây điện khiến đến dễ bị chập điện khi đóng cầu dao. Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc vận hành của máy.

Không vệ sinh máy, tô đông lạnh, bồn chứa nguyên liệu

Đây cũng là một trong những sơ xuất của những người làm kem. Cũng thể do chủ quan nên nhiều người không vệ sinh máy trước khi làm kem, đặc biệt là bồn chứa nguyên liệu. Những bụi bẩn hoặc có những sinh vật nhỏ bị chết trong buồng máy khiến sản phẩm kem làm ra không đảm bảo vệ sinh do nhiễm khuẩn, mất an toàn cho người tiêu dùng.

Bật máy khi chưa chuẩn bị nguyên liệu

Thông thường, sau khi chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu làm kem ta mới bật máy. Bạn nên khởi động máy khoảng vài phút, sau đó mới đưa nguyên liệu làm kem vào. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta vẫn mắc sai lầm là bật máy để chúng chạy khởi động quá lâu để chờ thời gian bạn chuẩn bị nguyên liệu. Điều này dẫn đến máy vận hành không đúng chức năng của nó; đồng thời gây lãng phí điện năng. Ngoài ra, việc chưa trộn đều các nguyên liệu đã cho vào bồn chứa nguyên liệu cũng là lỗi thường gặp.

Nguyên liệu quá đặc, cho quá nhiều nguyên liệu vào bồn chứa

Bất cứ máy móc nào cũng vận hành theo tiêu chuẩn kỹ thuật mà nhà sản xuất đưa ra. Nếu vận hành đúng bạn sẽ được những sản phẩm chất lượng và an toàn vệ sinh; đồng thời hạn chế tối đa trục trặc, hỏng hóc trong quá trình hoạt động. Việc trộn nguyên liệu quá đặc hay cho quá nhiều nguyên liệu vào bồn chứa sẽ khiến máy vận hành không trơn tru, sản phẩm kem làm ra không đảm bảo chất lượng.

Đang làm kem thì tắt máy hoặc khởi động lại

Khi máy đang làm kem, một số người vận hành thường tắt hay khởi động lại máy. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng kem. Nếu ngừng máy, hỗn hợp có thể đông lại và không trộn tiếp được. Vì vậy, bạn nên chọn lắp máy với ổ điện không bị lỏng hay chập chờn về điện. Máy làm kem tự động thông minh có thể đổi chiều quay động cơ để tránh quá tải hoặc khi hỗn hợp quá đặc.

Chưa tắt máy đã lấy kem hoặc vệ sinh máy khi vừa làm kem xong

Vì mục đích kinh doanh làm sao cho ra sản phẩm nhanh nhất, chất lượng nhất, nên nhiều người để nguyên máy làm kem khi đang hoạt động để lấy kem thành phẩm ra. Điều này có thể mất an toàn đối với người vận hành; đồng thời không đúng với nguyên tắc vận hành máy làm kem là dừng tắt hẳn rồi mới lấy kem. Bên cạnh đó, nhiều người có thói quen không bảo trì, vệ sinh máy khi làm kem xong. Điều này có thể những bụi bẩn dính vào trong khoang máy gây nhiễm khuẩn kem thành phẩm.

Kết quả tìm kiếm nhiều ở Web Máy Làm Kem Hải Âu trên google