Lốc làm lạnh hay còn gọi là lock, block, máy nén lạnh thường được đề cập đến khi chọn mua, sử dụng và sửa chữa các thiết bị điện lạnh công nghiệp như máy làm đá, máy làm kem. Vậy cụ thể lock máy là bộ phận có cấu tạo thế nào? Vì sao chúng lại quan trọng đến vậy? Nhất là với máy làm kem, tại sao lại có loại dùng một lock, loại dùng hai lock? Mời các bạn cùng tìm hiểu tầm quan trọng của lock làm lạnh máy làm kem tươi để giải đáp các thắc mắc trên.
1. Các loại lock làm lạnh
Về mặt kỹ thuật, lock máy nén làm lạnh được phân loại như sau:
Lock làm lạnh Piston: có năng suất lạnh vừa và nhỏ.
Phân loại theo số lượng piston thì có các loại sử dụng 1 piston, 2 piston, 3 piston… tùy thuộc nhu cầu làm lạnh của thiết bị.
Phân loại theo hình dạng thì 1 piston là loại kín đặt ngập trong dầu, sơn màu đen, hình dáng trụ tròn và mập lùn hơn so với loại xoắn ốc.
Lock làm lạnh 2 piston trở lên: công suất máy lớn hơn, nửa kín, thường piston đặt lệch nhau trong một mặt phẳng, ta phân biệt qua số lượng mặt bích hình thoi tròn và dẹp trên thân máy.
Máy nén xoắn ốc: năng suất lạnh trung bình và vừa.
Phân loại theo hình dáng: Lock làm lạnh theo kiểu kín, đặt ngập trong dầu, máy hình trụ đứng và tròn 2 đầu, sơn đen hình thon và cao gấp đôi máy nén piston một cấp.
Máy nén trục vít: hiệu suất làm lạnh lớn từ 40 tons đến 900 tons. Chia làm hai loại là trục vít đơn và trục vít đôi.
Máy nén ly tâm: có cấu trúc đơn giản, ít bộ phận chuyển động, đáng tin cậy, bền, chi phí hoạt động thấp dễ dàng thực hiện mức chi phí thấp. Máy nén ly tâm có kích thước và trọng lượng nhỏ gọn, trọng lượng nhỏ, đặc biệt với năng suất lớn, có cấu tạo đơn giản, tuổi thọ kéo dài, có thể truyền động trực tiếp từ động cơ quay nhanh, cân bằng tốt cho nền móng nhẹ nhàng và đặt được trực tiếp lên trên các thiết bị khác. Đặc biệt khi dòng tác nhân lạnh ra khỏi máy nén một cách đồng đều thì không có dầu bôi trơn trong máy nén tăng hệ số truyền nhiệt và cũng có thể nén lưu nhiều cấp.
Có hai loại máy nén ly tâm:
Loại ly tâm thường dùng một cánh quạt ly tâm, ứng dụng lực ly tâm.
Loại ly tâm turbo thường dùng 2 cánh quạt ly tâm với động cơ một chiều và dễ dàng thay đổi tốc độ nhờ điều chỉnh điện áp cấp tùy theo năng suất lạnh tương ứng.
2. Lock làm lạnh máy làm kem tươi
Với các thiết bị điện lạnh, lock làm lạnh là bộ phận quan trọng bậc nhất, quyết định khả năng làm lạnh cũng như hiệu suất làm việc của máy. Ngay từ khi chọn mua máy làm kem phục vụ kinh doanh, bạn phải chú ý ngay đến yếu tố kỹ thuật vô cùng quan trọng này.
Lock làm lạnh máy làm kem tươi trên thị trường có rất nhiều loại:
– Máy làm kem sử dụng 1 lock làm lạnh: Loại máy làm kem này có thể có một hoặc hai bồn chứa kem nguyên liệu. Và lock làm lạnh duy nhất này có nhiệm vụ làm lạnh cho 2 bồn chứa cùng lúc. Máy làm kem loại này chỉ làm kem chứ không giúp bảo quản. Do vậy, cuối ngày bạn cần rút kem ra khỏi máy để bảo quản lạnh.
– Máy làm kem sử dụng 2 lock làm lạnh: thông thường mỗi máy làm kem loại này cũng có 2 bồn chứa kem nguyên liệu. Máy 2 lock làm lạnh thì mỗi lock sẽ đảm nhiệm làm lạnh cho 1 bồn chứa. Hoặc hoạt động theo phương thức một lock giúp làm kem, một lock giúp bảo quản làm tươi kem. Như vậy máy sẽ cho ra kem nhanh hơn, máy bền hơn so với loại máy sử dụng một lock.
– Máy lốc piston và lốc ga-lê: Lock làm lạnh máy làm kem tươi dạng piston làm lạnh nhanh hơn, chuyên chạy nhiệt độ đông lạnh còn lốc Ga-Lê là lốc máy lạnh, chỉ chạy nhiệt độ dương, tuy nhiên nếu cần cấp đúng thì nó vẫn chạy được nhiệt độ đông nhưng lock máy sẽ nhanh nóng và dễ sinh ra hiện tượng chết lock.
Tóm lại, khi chọn lựa mua máy làm kem, bạn nên tìm loại sử dụng hai lock, tốt nhất là dùng loại lock piston. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy làm kem tươi kinh doanh. Tuy nhiên, đáp ứng cả hai tiêu chuẩn nói trên thì không thể không kể đến thương hiệu Máy làm kem HA.